Năm thói quen làm việc hiệu qủa của TS Alan Phan

Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua. Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dưới đây là tập nói “NO”, vì nếu không, vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên máy tính cho BCA.

1.      Viết ra điều phải làm

Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.

Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.

15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.

2.      Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp

Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào?

Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.

Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.

3.      Đã làm thì đừng sợ

Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị.

Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.

Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.

4.      Giữ lời hứa

Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.

Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.

Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình.

5.      Giữ niềm tin

Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình.

Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.

Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại.

…….

Không biết vì lúc này mưa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lười biếng và lơ đãng. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi, các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất động sản” và “hiện tượng bỏ đi của các nhà đầu tư FDI”. Các đề nghị đa dạng nhưng cốt lõi thì vần là “xin-và-cho”. Người xin và người cho đều rỗng túi.

Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.

Nguồn: gocnhinalanphan.com

Dự báo 10 xu hướng công nghệ chiến lược 2013

Gartner dự báo các thiết bị di động sẽ lên ngôi trong năm sau.
Gartner dự báo các thiết bị di động sẽ lên ngôi trong năm sau.

‘Cuộc chiến’ giữa các thiết bị di động

Gartner dự báo điện thoại di động (ĐTDĐ) tới năm 2013 sẽ soán ngôi PC với vai trò là thiết bị truy cập mạng phổ biến. Đến 2015, hơn 80% thiết bị cầm tay trên thị trường sẽ là smartphone, trong đó có 20% cài đặt hệ điều hành Windows Phone.

Cũng trong năm 2015, số đơn hàng đặt mua máy tính bảng sẽ chiếm 50% tổng số đơn đặt mua laptop. Hệ điều hành Windows 8 nhiều khả năng sẽ chiếm vị trí thứ ba về số lượng, sau iOS của Apple và Android của Google.

Kỷ nguyên của PC với nền tảng Windows thống trị sẽ được thay thế bởi thời kỳ “hậu PC”, khi mà Windows cạnh tranh cùng nhiều nền tảng khác.

Ứng dụng Mobile và HTML 5

Thị trường các công cụ quản lý ứng dụng cho doanh nghiệp và tiêu dùng khá phức tạp với hơn 100 nhà cung cấp hiện nay. Trong những năm tới, Gartner cũng dự báo không có công cụ nào chiếm thế thượng phong trong tất cả các ứng dụng di động.

Sáu kết cấu: Native, Special, Hybrid, HTML 5, Message và No client vẫn phổ biến. Nhưng về dài hạn sẽ có sự dịch chuyển từ Native app (ứng dụng được xây dựng theo cách chính thống với các ngôn ngữ lập trình do các nhà sản xuất di động quy định) tới các ứng dụng trên web khi mà HTML 5 phổ biến hơn.

Tuy nhiên, Native app không vì thế mà biến mất. Ứng dụng này vẫn sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm và các tính năng tốt.

Personal Cloud

“Đám mây” sẽ ngày càng quan trọng và là trung tâm của “cuộc sống số” với các ứng dụng, giải pháp cung cấp cho người dùng.

Đám mây
“Đám mây” sẽ kết nối các thiết bị số.

Personal Cloud, một dạng đám mây quy mô nhỏ, sẽ thay thế dần PC trong việc lưu dữ liệu cá nhân hay cung cấp dịch vụ. Người tiêu dùng chọn Cloud bởi sự cơ động, đa năng và đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Đây sẽ là chất keo gắn kết mạng lưới thiết bị trong cuộc sống.

Personal Cloud phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư cho các dịch vụ, web, các kết nối. Chưa có nền tảng, công nghệ hay nhà cung cấp nào thật sự nổi trội trong lĩnh vực này.

Kho ứng dụng doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khá khó khăn khi giải quyết bài toán về kho ứng dụng bởi các nhà sản xuất giới hạn “kho” chỉ trên một vài loại ứng dụng và thiết bị. Điều này buộc doanh nghiệp phải tìm cách tiếp cận cùng lúc nhiều kho ứng dụng, các quy trình thanh toán và nhượng quyền.

Đến năm 2014, Gartner tin rằng nhiều doanh nghiệp sẽ đưa những ứng dụng điện thoại tới nhân viên thông qua các kho ứng dụng riêng. Vai trò của IT chuyển dịch từ cơ chế quản lý tập trung sang cung cấp dịch vụ và hướng dẫn tới người dùng.

Internet of Things

Internet of Things (IoT) là khái niệm để chỉ cách Internet phát triển khi mọi đồ vật (như các thiết bị gia dụng…) đều được kết nối Internet. Yếu tố chính của IoT đang được nhúng trong nhiều thiết bị di động bao gồm cảm biến, nhận dạng hình ảnh và công cụ thanh toán bằng công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC (Near Field Communication).

Internet kết nối
Internet sẽ kết nối các thiết bị trong gia đình.

Công nghệ di động được nhúng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Smartphone và các thiết bị thông minh không chỉ dùng mạng di động mà còn liên lạc với nhau bằng NFC, Bluetooth và Wi-Fi cho tới các thiết bị như đồng hồ đeo tay, cảm biến đo sức khỏe, hệ thống giải trí trong nhà thông minh…

Internet of Things đặt ra nhiều thách thức cùng cơ hội để phát triển các ứng dụng và dịch vụ mới.

Hybrid IT (IT lai) và Cloud Computing (Điện toán đám mây)

Vai trò của CNTT đang có sự thay đổi. Các bộ phận CNTT sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối những hoạt động liên quan tới lĩnh vực này.

Các dịch vụ Cloud ngày một đa dạng dẫn tới phức tạp trong khâu quản lý, điều hành nói chung trong một công ty. Do vậy, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng dùng dịch vụ môi giới đám mây (cloud services brokerage) – dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ ba, là công ty bên ngoài hoặc thậm chí là chính ban IT trong công ty mình.

Big Data (Dữ liệu lớn)

Big Data chuyển trọng tâm từ những dự án đơn lẻ sang cấp độ chiến lược doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh truyền thông khi đối mặt với dữ liệu khổng lồ với độ phức tạp, tốc độ cũng như đa dạng ngày một gia tăng.

Big Data
Big Data sẽ chuyển trọng tâm sang cấp độ chiến lược doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải tập trung vào những dạng dữ liệu phi truyền thống. Hadoop và NoSQL sẽ tạo đà phát triển. Năm nguồn Big Data lớn nhất trên mạng bao gồm các biểu đồ về xã hội, tiêu thụ, lãi suất, ý định và di động.

Với cách làm như vậy, các doanh nghiệp dần từ bỏ khái niệm một công ty chỉ quản lý một kho dữ liệu tập trung. Thay vào đó, họ áp dụng nhiều hệ thống được kết nối với nhau: Quản lý nội dung, kho dữ liệu, hệ thống tệp chuyên biệt đi liền với dịch vụ dữ liệu và siêu dữ liệu.

Actionable Analytics (Phân tích hành vi)

Đám mây, gói phân tích và dữ liệu lớn sẽ là những dịch vụ bùng nổ vào năm 2013 và 2014. Các thiết bị di động sẽ có khả năng truy cập vào tất cả các nguồn dữ liệu, phân tích và hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định kinh doanh.

Những đơn vị đi đầu về IT có đủ khả năng để đưa phân tích và mô phỏng vào mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Máy di động khi kết nối với phần phân tích trên mây và khu xử lý dữ liệu lớn nên có thể tối ưu hóa và mô phỏng sự vật lại được mọi lúc mọi nơi.

Với những điều kiện thuận lợi này, các công cụ phân tích như : Mô phỏng, dự đoán, tối ưu hóa… sẽ hỗ trợ tốt và tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp khi ra quyết định kinh doanh.

Điện toán bộ nhớ trong (In-memory computing)

Việc thay đổi thiết kế và cấu trúc của bo mạch chủ có khả năng tăng hiệu suất hoạt động và thời gian gọi ứng dụng, cho phép xây dựng các dịch vụ kinh doanh cá nhân.

Điện toán bộ nhớ trong sẽ tạo cơ hội to lớn cho doanh nghiệp. Quá trình xử lý dữ liệu phức tạp sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn tính bằng phút hoặc thậm chí trong vài giây. Điều đó cho phép tích hợp quá trình này vào những dịch vụ thời gian thực, đòi hỏi giao tiếp nhanh tới khách hàng thông qua điện toán đám mây.

Khả năng chạy đồng thời ứng dụng phân tích và giao dịch trên cùng một tập dữ liệu mở ra cơ hội đột phá phát triển cho doanh nghiệp. Rất nhiều nhà cung ứng sẽ cung cấp giải pháp bộ nhớ trong trong hai năm tới, góp phần đưa giải pháp này đi sâu và rộng vào thực tế.

Hệ sinh thái tích hợp

Số lượng các gói phần mềm và dịch vụ để giải quyết khối lượng công việc của các ứng dụng ngày một tăng. Phần mềm được vận chuyển, phân phối tương tự phần cứng. Trong 5 năm tới, các ứng dụng ảo sẽ rất phát triển.

Thị trường đang dịch chuyển dần sang các hệ thống tích hợp và hệ sinh thái. Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu giảm chi phí, đơn giản hóa và bảo mật của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất “kết” xu hướng này bởi nó đem lại lợi nhuận lớn và giúp chủ động hơn trong lĩnh vực họ cung cấp cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng.

theo Gartner